Tình Cảm Và Thánh Thể (phần I)

Fri,28/10/2022
Lượt xem: 1255

 Tôi không hiểu chắc chắn lắm về ý nghĩa hạn từ afectividad trong ngôn ngữ Tây Ban Nha, Trong Anh ngữ, hạn từ a ffetivity không chỉ nhằm nói đến khả năng yêu thương của chúng ta, mà còn liên hệ đến cách thức chúng ta yêu thương, bởi lẽ chúng ta là những hữu thể có thân xác và giới tính, những chủ thể có cảm xúc và đam mê. Trong Ki-tô giáo, chúng ta nơi rất nhiều về tình yêu, nhưng đôi khi tình yêu này xem ta có vẻ hơi trừu tượng, chẳng thực tế là bao. Và tất nhiên chúng ta phải yêu thương như chúng ta là, với tư cách là những con người có giới tính, đầy ham muốn và những cảm xúc mãnh liệt, có nhu cầu được quan hệ mật thiết và được gần gũi nhau giữa người này với người kia.


Hẳn chúng ta phải là những kẻ chẳng ra làm sao cả nên khi nói về đề tài này mới thành ra lạ lẫm như vậy vì chưng Ki-tô giáo là tôn giáo mang tính xác phàm nhất hơn bất kỳ tôn giáo nào khác. Chúng ta thâm tín rằng Thiên Chúa đã tạo dựng nên những thân xác này, và Người đã thấy chúng thật tuyệt mỹ biết bao; Thiên Chúa đã đến trong xác phàm để cư ngụ giữa chúng ta, đã trở nên một người phàm như chúng ta; Đức Giê-su đã tặng ban cho chúng ta bí tích thân mình Ngài và Ngài đã hứa phục sinh thân xác chúng ta. Và như vậy, chúng ta phải cảm thấy thân thiết như trong chính ngôi nhà của mình khi sống trong bản tính xác phàm của chúng ta cùng với những đam mê của nó và cảm thấy tự nhiên thoải mái khi nói về sự yêu thương! Nhưng rất thường, khi Hội Thánh lên tiếng nói về yêu thương, người ta vẫn cứ luôn hoài nghi. Chúng ta hầu như chẳng có chút thế giá nào khi nói về tính dục! Thiên Chúa đã nhập thể trong Đức Giê- su Ki-tô, nhưng chúng ta, chúng ta vẫn còn cần phải học cho biết cách nhập thể chính mình vào trong thân xác chúng ta. Chúng ta phải hạ cánh xuống lại trên mặt đất này!


Một ngày kia, khi thánh Gio-an Kim Khẩu đang thuyết giảng về đề tài tính dục [2] , ngài nhận thấy rằng các khán giả đỏ mặt tía tai, điều đó khiến ngài đầy phẫn nộ: “Tại sao anh chị em lại đỏ mặt? Phải chăng điều ấy có gì không trong sáng? Anh chị em đang xử sự như những người lạc giáo đấy  . Nghĩ rằng phải phớt tỉnh ăng-lê về tính dục là một khiếm khuyết đối với sự thanh khiết đích thực, và chí ít theo thánh Tô-ma A-qui-nô (II-II,142,1), đây là một khiếm khuyết về luân lý! Chính vì để sống một chút giống như những hữu thể có giới tính và đam mê này, chúng ta cần phải học cho biết yêu thương. Nếu khác đi chúng ta se chẳng có gì để nói về Thiên Chúa - Đấng là tình yêu.

Tôi xin phép được nói về Bữa Tiệc Ly và về tính đục. Điều này xem ra có vẻ khá kỳ cục đấy, nhưng xin quý vị hãy ngẫm nghĩ đôi chút. Những lời trọng tâm của Bữa Tiệc Ly là “Đây là mình Thầy, và Thầy hiến tặng cho anh em”. Thánh Thể, cũng như giới tính, được đặt trọng tâm trên việc hiến dâng thân xác. Quý vị đã bao giờ nhận thây rằng thư thứ nhất gửi tín hữu giáo đoàn Cô-rin-tô xoay chung quanh hai chủ đề, tính dục và Thánh Thể ? Và thánh Phao-lô đã bàn đến điểm này bởi vì ngài nhận thức rõ rằng chúng ta phải hiểu điều này dưới ánh sáng của điều kia. Chung ta hiểu Thánh Thể dưới ánh sáng của tính dục và hiểu tính dục dưới ánh sáng của Thánh Thể.


Hiến dâng thân xác


Xã hội chúng ta khó lòng mà hiểu được sự dâng hiến này, bởi vì chúng ta có khuynh hướng nhìn nhận thân xác chúng ta như thể một đối tượng thuộc quyền sỏ hữu của chúng ta. Một hôm, tôi đã tận mắt nhìn thấy một cuốn sách bàn về thân thể con người có nhan đề : Con người : đủ mọi kiểu dáng, đủ mọi hình thức, đủ mọi chiều kích, đủ mọi mầu sắc. Bản chỉ dẫn cho người sử dụng (Éditions Haynes). Đây là bản chỉ dẫn thuộc phạm trù của những thứ mà người ta sẽ giới thiệu với quý vị khi quý vị mua một chiếc ô-tô hay một cái máy giặt [3] . Nếu quý vị nghĩ về thân xác của mình theo quan điểm này, nghĩa là như thể một đối tượng quan trọng giữa những đối tượng khác thì, khi đó, những hành vi tính dục chẳng có ý nghĩa gì đặc biệt. Tôi có thể làm những gì tôi muốn đối với những thứ tôi đang sở hữu, miễn là điều đó không gây phương hại đến người nào. Tôi có thể sử dụng cái máy giặt của tôi để pha trộn những gam mầu cho nghệ thuật hội hoạ hay để nướng bánh ga-tô: cái máy giặt này là của tôi mà. Và như vậy tại sao tôi lại không thể làm những gì tôi muốn đối với thân xác của tôi cơ chứ ? Như thế là chúng ta dang suy nghĩ một cách tự nhiên vì, kể từ thế kỷ XVII, người ta dã đi đến kết cục bằng việc tuyệt đối hoá quyền sở hữu. Là một con người chính là sở hữu.


Nhưng Bữa Tiệc Ly đưa chúng ta trở lại một truyền thống khác, vừa cổ kính hơn vừa giàu ý nghĩa hơn. Thân xác không chỉ là một tài sản quý giá mà tôi đang sở hữu. Thân xác là chính bản thân tôi. Đó là hữu thể của tôi, được đón nhận từ thân mẫu tôi và từ các bậc tiền bối của thân mẫu tôi, và, đi cho đến cùng, là từ Thiên Chúa. Đến nỗi khi Đức Giê-su nói “Đây là mình Thầy và Thầy hiến tặng cho anh em” , thì không phải là Người đã vứt bỏ đi một tài sản quý giá đâu: Người truyền lại một tặng ân là chính thân thể Người. Hữu thể của Người là một hồng ân Cha ban tặng và đây chính là cái mà Người truyền lại cho chúng ta.


Những tương giao tính dục phải nhắm đến mục đích là thực thi việc trao hiến chính mình này. Bản thân tôi đây, và tôi xin dâng hiến cho anh-em-bạn (à toi) , tất cá những gì tôi là bây giờ và mãi mãi. Và như thế Thánh Thế giúp chúng la thấu hiểu những cá nhân mang giới tính là gì, điều này có ý nghĩa đối với chúng ta, và bản năng tính dục của chúng ta giúp chúng ta hiểu được Thánh Thể. Người ta thường coi luân lý tính dục ki-tô giáo như thể một rào cản chống lại những phong tục cùng thời. Hội Thánh nói với chúng ta những điều chúng la không được phép làm! Thật vậy, nền tảng của luân lý tính dục ki-tô giáo chính là học biết trao ban và đón nhận những quà tặng.


Khi tôi gặp phải tiếng sét ái tình


Bữa Tiệc Ly là một khoảnh khắc của khủng hoảng bất khả né tránh trong tình yêu của Đức Giê-su với các môn đệ của Người. Trên chặng đường rong ruổi của mình từ khi chào đời cho đến ngày phục sinh, thì đây là khoảnh khắc Ngài cần phải vượt qua. Đây là một thời điểm mà trong đó tất cả đều bùng nổ. Người đã bị một trong các bạn hữu của mình bán dứng; tảng đá, Phê-rô, sắp sửa chối bỏ Người ; và đa phần các môn đệ sẽ bỏ trốn. Như thường lệ, vẫn chính những người phụ nữ là luôn lặng lẽ ở lại với Ngài cho đến cùng! Trong Bữa Tiệc Ly, Đức Giê-su đã không trốn tránh cuộc khủng hoảng này. Ngài dã dang rộng đôi tay đón nhận. Ngài đã ôm choàng lấy sự phản bội và cả sự chối bỏ tình yêu nữa, và Ngài đã biến đổi tất cả thành một khoảnh khắc dâng hiến. “Thầy dâng hiến chính mình Thầy cho anh em. Anh em sẽ trao nộp Thầy vào tay những người Rô-ma để họ giết Thầy đi. Anh em sẽ bỏ rơi Thầy cho đến chết. Nhưng Thầy sẽ biến đổi tất cả thành khoảnh khắc dâng hiến, bây giờ và mãi mãi.”


Tăng trưởng trong sự chín chắn và yêu thương đồng nghĩa với việc chúng ta buộc sẽ phải trải qua những cuộc khủng hoảng tương tự như thế, trong đó chúng ta sẽ có cảm tưởng là thế giới này đang hoàn toàn sụp đổ. Điều này diễn ra theo cách thức bi kịch đối với những ai bước vào tuổi mới lớn, và điều này có thể sẽ diễn ra trong suốt cuộc đời, ngay cả khi ta đã lập gia đình hoặc ta đã là tu sĩ hay linh mục. Thường thường một cuộc khủng hoảng như thế này sẽ bùng phát vào khoảng năm hay sáu năm sau khi cam kết sống trong bậc hôn nhân hay trong bậc tư tế. Chúng ta buộc lòng phải đối diện.


Đức Giê-su đã có thể thoát hiếm bằng lối cửa bí mật và trốn đi. Ngài đã có thể ruồng bỏ các môn đệ vì chẳng còn dính dáng gì với họ nữa. Nhưng không. Đức Giê-su đã đón nhận khoảnh khắc này trong đức tin. Và chúng ta sẽ chỉ có khả năng giúp đỡ các bạn trẻ thực hiện được điêu này nếu chính bản thân chúng ta đã trải nghiệm những khoảnh khắc như thế này và dám can đảm đối diện với chúng. Bản thân tôi cũng đã từng kinh qua điều này rồi! Tôi vẫn còn nhớ rằng vài năm sau khi được thụ phong linh mục, tôi đã gặp phải tiếng sét ái tình. Vì lần đầu tiên tôi gặp được một con người mà tôi muốn cưới làm vợ với niềm hạnh phúc ngập tràn và người ấy cũng muốn cưới tôi trong niềm hạnh phúc như thế. Đó là khoảnh khắc của lựa chọn. Tôi vốn đã tuyên khấn trọng thể với cả niềm vui. Tôi yêu thương các anh chị em Đa- minh của tôi. Lòng yêu mến sứ vụ của Dòng vẫn còn nguyên vẹn trong tôi. Tuy nhiên, trong khi tuyên khấn, tôi đã có một nghi vấn hơi phù phiếm nổi lên trong đầu: “Cái gì trong chuyện này làm cho tôi ra vẻ chàng rể?”


Vào khoảnh khắc của lựa chọn đó, tôi phải chấp nhận sự lựa chọn đã được quyết định khi mà tôi tuyên khấn trọng thể. Hay, chính xác hơn, tôi phải chấp nhận sự lựa chọn mà Thiên Chúa đã thực hiện cho tôi, đây chính là cuộc sống mà Ngươi đã mời gọi tôi sống. Đó là những giờ phút đau đớn vô cùng, nhưng cũng là những khoảnh khắc của hạnh phác ngút ngàn. Tôi đã hạnh phúc bởi vì tôi đã yêu thương con người này, và kể từ đó chúng tôi vẫn luôn là những ngươi bạn tâm giao của nhau. Đó còn là khoảnh khắc của hạnh phúc bởi vì tôi đã được giải phóng khỏi những ảo ảnh mà tôi đã có trong đầu vào giây phút tôi tuyên khấn trọng thể. Tôi đã từ từ đáp trở lại trên mặt đất. Tâm trí tôi phải nhập thể vào trong chính ngôi vị của tôi đúng như bản chất tôi đang là, trong cuộc sống mà Thiên Chúa đã chọn lựa cho tôi, trong xác thân này và trong máu huyết này. Cuộc khủng hoảng đó đã đặt đôi chân tôi trở lại trên mặt đất.


Với đa phần trong chúng ta, điều đó không chỉ diễn ra một lần mà thôi. Chúng ta có thể trải qua rất nhiều cuộc khủng hoảng tình cảm trong suốt cuộc đời mình. Tôi đã từng kinh qua điều đó, và ai biết được điều gì sẽ còn xảy ra nữa đây? Nhưng chúng ta phải đương đầu với những cuộc khủng hoảng đó, như Đức Giê-su dã từng đương đầu trong Bữa Tiệc Ly, với lòng can đảm và tín thác. Khi đó, chúng ta sẽ an nhiên hội nhập vào trong thế giới thực tại của nhục thể và máu huyết chúng ta.


Một tu sĩ dòng Biển Đức người Ai-len, tên là Mark Patrick Hederman, đã viết: "Tình yêu là sức mạnh duy nhất hội đủ sự mãnh liệt buộc chúng ta phải rời bỏ nơi trú ẩn đầy tiện nghi thoải mái của thái độ cá nhân chủ nghĩa vốn đã được chúng ta bảo vệ rất tốt, đồng thời bước ra khỏi cái vỏ sò bất khả xuyên thấu được của thái độ tự mãn chúng ta, buộc chúng ta phải hội nhập chính mình vào khuôn mặt đã được khám phá trong vùng nguy hiểm, lò thử thách này chính là nơi con người cá nhân chủ nghĩa sẽ được thanh luyện và trở thành một ngôi vị” [4] . Và nếu quý vị không đồng tình vơi vị tu sĩ dòng Biển Đức người Ai-len này, thì quý vị hãy vững tin vào thánh Tô- ma A-qui-nô: “Ai yêu thương thì nhất thiết phải vượt qua cõi biên thùy đang giam hãm người ấy trong những giới hạn riêng tư của chính mình. Chính vì lẽ đó người ta nói về tình yêu rằng tình yêu khiến con tim tan chảy: cái gì tan chảy thì không còn bị hạn chế trong những giới hạn riêng cửa bản thân mình nữa, điều này hoàn toàn trái ngược với những gì là sự chai đá của con tim ” [5] . Chỉ có tình yêu mới có khả năng làm nổ tung sự chai đá của con tim chúng ta và ban tặng cho chúng ta một quả tim bằng thịt.


(Còn tiếp)

Lm. Timothy Radcliffe, OP.

(Chuyển ngữ: Lm. Giuse Nguyễn Hữu Nghị, OP.)

Nguồn tin: Đa Minh
Thống kê
Số người online: 383
Tổng số truy cập:15.681.852