CHỦNG SINH ĐOÀN
Chủng Sinh đoàn là tập thể chủng sinh được tổ chức theo nhu cầu đào tạo để giúp mỗi chủng sinh góp phần tự đào tạo trong liên đới với anh em qua các lãnh vực học tập, sinh hoạt và phục vụ: học tập theo lớp, sinh hoạt theo tổ và phục vụ theo các ban ngành chuyên môn.
Chủng Sinh đoàn được điều hành bởi Ban Thường vụ chủng sinh và được đại diện rộng rãi bởi một Hội Đồng chủng sinh.
Chủng Sinh đoàn họp mỗi kỳ 2 lần (2 tháng 1 lần)
5.1. Ban Đại diện và Hội Đồng chủng sinh
a. Ban Đại diện chủng sinh
*Ban Đại diện chủng sinh gồm Ban Thường vụ và các Tổ trưởng.
* Ban Thường vụ gồm một trưởng ban và ba phó ban: phó ban học tập kiêm thư ký, phó ban sinh hoạt kiêm thủ quỹ và phó ban phục vụ.
* Các tổ trưởng là những người đứng đầu trong các tổ.
* Ban Đại diện chủng sinh họp giao ban hằng tuần vào chiều thứ Sáu hoặc thứ Bảy.
*Khoảng một tháng trước khi kết thúc năm học, chủng sinh toàn trường sẽ bầu cử Ban Thường Vụ mới: Trưởng Ban Thường vụ phải là một trong số anh em lớp Thần học lớn nhất của năm học tiếp theo; các phó ban có thể thuộc bất cứ lớp nào của năm học tiếp theo.
*Trưởng Ban Thường vụ mới sẽ mời một số anh em làm trưởng các ngành chuyên môn sau khi đã tham khảo ý kiến cha Giám đốc, các Cha Giáo và các trưởng ban cũ.
*Ban Thường vụ làm việc dưới sự hướng dẫn trực tiếp của Cha Giám Đốc, cùng với Cha Giám Đốc lo liệu điều hợp và thực hiện chương trình sinh hoạt toàn trường. Ban Thường vụ cùng với các Cha trong Ban Đào Tạo lãnh trách nhiệm về trật tự kỷ luật chung.
*Thư ký chịu trách nhiệm ghi biên bản các buổi họp chung, bố trí chụp ảnh và kiểm tra nhật ký Chủng viện do anh em trực trường đảm nhận.
*Thủ quỹ chịu trách nhiệm giữ quỹ và chi tiêu cho việc chung của Ban Thường vụ.
Ban Thường vụ nhập học trước ít ngày để chia tổ cho năm học mới, chuẩn bị nhà cửa tiếp đón anh em nhập học.
b. Hội Đồng Chủng sinh
*Hội Đồng Chủng sinh gồm Ban Thường vụ, các trưởng lớp, trưởng tổ và trưởng ban ngành.
*Hội Đồng Chủng sinh đại diện cho chủng sinh toàn trường và đóng góp ý kiến tham mưu cho Ban Đào Tạo. Cha Giám Đốc sẽ họp với Hội Đồng chủng sinh mỗi tháng một lần.
*Khi cần và với sự chấp thuận của Cha Giám Đốc, Ban Thường vụ cũng có thể họp Hội Đồng chủng sinh để triển khai thực hiện những công việc chung của Chủng viện.
CÙNG NHAU HỌC TẬP: LỚP
Lớp có một lớp trưởng và một lớp phó do lớp đề cử để liên hệ với Ban Đào Tạo, Ban Thường vụ, và lo cho sinh hoạt của lớp diễn ra trong bầu khí huynh đệ và trong trật tự chung, nhằm trợ lực cho việc tự đào tạo.
Trưởng và phó lớp:
* Chịu trách nhiệm về quỹ lớp (ghi tên, ngày mượn, số tiền cho mượn – ngày trả, số tiền trả – báo cáo đầu và cuối học kỳ).
* Liên hệ với Cha Giám Học để biết và thông báo cho anh em chương trình học (tuần – tháng – học kỳ).
* Liên hệ với Cha Giám Học, quý Cha giảng viên để lãnh hoặc xin in giáo trình cho anh em.
* Phân chia các nhóm học tập, thuyết trình.
* Làm trung gian đề đạt những nguyện vọng về học tập với Cha Giám học và quý giảng viên liên hệ.
* Nhắc nhở anh em làm bài và nộp bài đúng thời hạn.
* Báo cáo những người vắng mặt trong các giờ lên lớp.
* Trước mỗi giờ lên lớp, xem lại bảng, bàn ghế giảng viên.
* Làm sổ lưu: Ghi số tiết các môn học trong năm có giảng viên hướng dẫn.
* Tổ chức họp lớp hàng tháng.
CÙNG NHAU SINH HOẠT: TỔ
Để giúp nhau tự luyện, chủng sinh sẽ sinh hoạt theo tổ trong việc trực tuần, lao tác, chia sẻ Lời Chúa, du ngoạn (hoặc cắm trại) và thể thao. Đầu năm học Ban Thường vụ lên danh sách các tổ để xin Cha Giám Đốc phê chuẩn, mỗi tổ gồm khoảng 12-15 người, thuộc đủ các lớp và thuộc những địa phương khác nhau. Trong ngày đầu năm học mới, các tổ viên đề cử Tổ trưởng và Tổ phó để lo cho sinh hoạt của tổ.
Trong tổ, các thành viên lớp trước cần ý thức làm gương sáng cho lớp sau, truyền kinh nghiệm cho lớp sau. Mỗi tổ sẽ tự tổ chức và phân công phân nhiệm để tất cả cùng chia sẻ trách nhiệm chung và có cơ hội phát huy tiềm năng trong tinh thần liên đới huynh đệ.
Mỗi cuối tuần, Ban Thường vụ cùng họp với các tổ trưởng để nhìn lại tuần qua theo hướng “xem – xét – làm”, nhằm định hướng và phân công cho tuần lễ mới. Sau đó, mỗi tổ họp riêng, hoặc để chia sẻ Lời Chúa hoặc để thảo luận về công việc của tuần qua và tuần mới.
CÙNG NHAU PHỤC VỤ: CÁC BAN NGÀNH
Mỗi Ban ngành cần có ít là hai người phụ trách. Các Trưởng và Phó Ban ngành chịu trách nhiệm:
* Liên hệ với Cha Phụ trách và với Ban Thường vụ nhằm đề xuất những kế hoạch và cách thực hiện trong năm học.
* Phối hợp với Ban Thường vụ và các ban ngành liên hệ khi thực hiện kế hoạch.
* Theo dõi sinh hoạt của ngành, ghi nhận những góp ý của Ban Đào tạo và anh em.
* Chuẩn bị những anh em có khả năng về ngành mình cho năm học mới.
* Nhận định tình hình và ưu khuyết điểm vào cuối học kỳ, cuối năm học về sinh hoạt của ngành mình.
CÁC BAN NGÀNH
1. Ban Đại diện
* Phân chia công tác vệ sinh cho các tổ (hàng tuần và đột xuất);
* Kiểm tra và nhắc nhở các tổ công tác;
* Báo cáo định kỳ hàng tuần sinh hoạt của các chủng sinh và các công tác hoạt động của trường.
* Lên lịch công tác, phân bố nhân lực thực hiện các chương trình và các dịp quan trọng khác trong sinh hoạt Đcv.
2. Ban Phụng vụ
* Bảo quản đồ lễ và vật dụng trong phòng thánh;
* Giặt khăn thánh, áo lễ, đồ dùng trong phòng thánh;
* Theo dõi và hỗ trợ tổ trực phụng vụ và tổ công tác vệ sinh thuộc khu vực nhà nguyện, cung thánh, bàn thờ…;
* Phối hợp với Ban Thường vụ phân công các tổ trực phụng vụ và người xướng kinh trong tuần.
* Dọn bánh rượu vào mỗi sáng và dọn toà giải tội vào ngày tĩnh tâm.
* Theo dõi và hỗ trợ tổ trực phụng vụ chưng bông bàn thờ, cung thánh.
* Liên hệ với Ban Văn hóa – Nghệ thuật: Trong các mùa phụng vụ, các tháng có tôn kính đặc biệt.
* Liên hệ Ban Văn hóa thực hiện bảng mừng bổn mạng (Chủng viện, quý Cha, anh em) và dịp lễ đặc biệt.
* Liên hệ với Cha phụ trách tĩnh tâm để thông báo chương trình tĩnh tâm cho anh em và phân việc cho anh em, đặc biệt là tổ trực.
* Ghi bảng hướng dẫn đọc Phụng vụ Giờ kinh khi cần thiết.
* Cập nhật hoá danh sách “Bảng Hiệp thông” (thí dụ: ngày bổn mạng, ngày chịu chức, ngày giỗ…).
Ghi chú: Phận vụ của người xướng kinh trong tuần:
* Xướng kinh trong các giờ kinh nguyện;
* Rao lịch đầu tuần;
* Đọc Tin Mừng sau kinh tối mỗi ngày(hạnh tích vị thánh ngày mai kính nhớ…);
* Soạn và hướng dẫn nguyện ngắm;
* Xướng ý cầu nguyện cho các nhu cầu khác nhau trước giờ kinh hay trước thánh lễ và trước khi ăn.
3. Ban Thánh nhạc
* Phụ trách công tác tập hát, dọn bài hát và đệm đàn ngày thường, lễ đặc biệt và ngày Chúa nhật
* Bảo quản các sách hát của Chủng viện và những nhạc cụ của cộng đoàn;
* Tổ chức các ban nhạc;
* Tổ chức các lớp ngắn hạn về Thanh nhạc và Ca Trưởng;
* Tổ chức lớp dạy đàn.
4. Ban Lễ tân
* Thường xuyên: Chăm sóc các phòng các cha giáo và phòng khách: Quét dọn.
* Chuẩn bị phòng cho các Cha giáo ở xa tới dạy;
* Chuẩn bị nước giải khát cho các Cha giáo giảng dạy;
* Tiếp đón và hướng dẫn khách đến phòng và chỉ dần các nơi cần thiết;
* Những dịp đột xuất có khách đến tham quan Chủng viện và những dịp lễ có đông khách;
* Cùng với Ban Thường Vụ,chủ động tiếp đón khách;
* Cùng với người phụ trách ẩm thực lo bữa ăn cho khách;
* Hướng dẫn khách tham quan Chủng viện sau khi có sự đồng ý của Cha Giám đốc.
5. Ban Điện nước
* Bảo quản và sử dụng máy phát điện;
* Bảo trì và sữa chữa mạng lưới điện;
* Phụ trách âm thanh, ánh sáng tại các nơi cần thiết;
* Bơm nước;
* Kiểm soát và báo cáo với Cha phụ trách về tình trạng hệ thống nước (nếu có trục trặc).
6. Ban Thư viện
a. Quản lý Thư viện
* Nhập sách mới vào thư viện;
* Cho mượn sách và thu hồi sách;
* Kiểm tra và bảo quản sách;
* Giới thiệu sách mới.
b. Điều hành và bảo quản phòng vi tính của Thư viện.
7. Ban Y tế
a. Liên hệ với Cha phụ trách:
* Mua thuốc cho phòng bệnh;
* Tổ chức khám sức khoẻ định kỳ;
* Báo những trường hợp bệnh nặng.
b. Quản lý thuốc và các y cụ
c. Vệ sinh phòng ngừa bệnh:
* Báo cáo trước và ngăn ngừa các dịch vụ: cúm, sốt rét…
* Theo dõi các bệnh mãn tính;
* Điều trị:
* Cấp thuốc điều trị những bệnh thông thường;
* Tiêm chích thuốc;
* Liên hệ với Lớp lo cơm cháo cho bệnh nhân;
* Chuyển bệnh nhân đi khám và điều trị bên ngoài.
8. Ban Thể thao
* Tạo điều kiện cho anh em vui chơi giải trí;
* Tạo bầu khí luyện tập thể dục thể thao để trau dồi sức khoẻ;
* Bảo quản các dụng cụ thể thao;
* Tổ chức các cuộc thi đấu trong nội bộ Chủng viện và Chủng viện với bên ngoài, để nối kết tình thân hữu và nâng cao trình độ kỹ thuật;
* Tổ chức những buổi tập luyện kỹ thuật cho các bộ môn thể thao.
9. Ban Văn hoá - Nghệ thuật
* Linh động bầu khí các giờ hội thảo, trao đổi…
* Chọn phim để chiếu tối Thứ Bảy (tuỳ thời gian thích hợp);
* Mở TV cho anh em xem tin tức sau cơm tối mỗi ngày;
* Tổ chức những ngày vui, đêm vui văn nghệ khi có thể;
* Trang trí cho các dịp lễ;
* Liên hệ với cha Đặc trách để chọn đặt một số sách, Báo, Tạp chí… trong phòng tham khảo;
* Bảo quản sách báo trong phòng tham khảo;
* Đăng ký báo và phân phối báo, thư tín...
10. Ban Cây kiểng
* Trồng và chăm sóc các cây kiểng trong khuôn viên Chủng viện.
11. Ban Vi tính
* Điều hành và bảo quản Phòng Vi tính ngăn nắp, sạch sẽ, đúng với Nội quy của Phòng;
* Phối hợp với Ban Thường vụ sắp xếp vị trí đặt máy vi tính cho các lớp.
12. Ban Phôtô
* Điều hành và bảo quản phòng máy ngăn nắp, sạch sẽ;
* Phối hợp với Ban Thường vụ và các lớp để in ấn tài liệu của Trường.
13. Ban Truyền Thông
* Quản lý trang web của Đại Chủng viện; viết bài, đưa tin, biên tập tạp chí, tập san Chủng viện.
14. Ban Đời Sống và Ban cắt tóc
* Phục vụ và chăm sóc đời sống của quý cha và anh em: như cắt tóc, mua sắm đồ dùng cho anh em v.v…
15. Ban lái xe
* Phục vụ đưa đón Quý Cha nội trú và ngoại trú; phục vụ các nhu cầu khác trong trường mỗi khi cần.
16. Ban Môi Trường
* Quản lý chung môi trường của Đcv; đổ rác và đốt rác vào các buổi chiều trong tuần đồng thời phục vụ dọn dẹp vệ sinh sau mỗi dịp lễ lớn của trường.
17. Ban Công trình
* Khắc phục sửa chữa những hư hỏng hoặc nâng cấp tu sửa cơ sở vật chất và đề xuất sửa chữa với Ban Đào Tạo.
18. Ban Tương Trợ Chủng Sinh
* Phối hợp cùng với Quý Cha trong ban nhằm điều phối liên lạc với Quý Ân nhân tương trợ.
* Thăm hỏi và đề xuất tương trợ cho các chủng sinh khi có nhu cầu.