Cẩm Nang Hỏi Đáp Triết Học: CÁC TRIẾT GIA KINH VIỆN

Thu,26/09/2019
Lượt xem: 2813

Các nhà triết học Kinh viện là ai?

Các nhà triết học kinh viện là những người có ảnh hưởng quan trọng tới trường phái triết học vào những giai đoạn thuộc Trung cổ. Người sáng lập trường phái này vào thế kỷ XI là thánh Anselm thành Canterbury (1033-1109), Peter Abelard (1079-1142) và Peter Lombard (1100-1160) thuộc thế kỷ XII đã bước theo con đường của thánh Anselm. Cùng thời điểm này, các Triết gia Do thái và Hồi giáo tái giới thiệu tư tưởng Aristotle vào phương Tây. Trường phái này đạt tới đỉnh cao nơi công trình của thánh Thomas Aquinas (1225-1274), và được tiếp tục với John Duns Scotus (1266-1308).

Thánh Anselm thánh Canterbury đã bắt đầu với điểm gì?

Thánh Anselm (1033-1109) được biết đến như “Anselm thành Canterbury”, là đan sĩ dòng Benedictine và là Tổng giám mục người Norman thứ hai của Canterbury. Ngài nổi tiếng với luận chứng hữu thể luận về sự tồn tại của Thiên Chúa trong tác phẩm Proslogion và mẫu thức về sự chuộc tội trong Atonement (chuộc lỗi) nơi tác phẩm Cur Deus homo của mình.

Lập luận hữu thể học của thánh Anselm để chứng minh sự tồn tại của Thiên Chúa nói chung là thế này: hình dung về một hữu thể, mà đây là một hữu thể lớn nhất mà có thể hình dung ra được. Một hữu thể như vậy chỉ tồn tại trong đầu thôi. Nếu hữu thể lớn nhất này chỉ tồn tại trong đầu, thì một hữu thể lớn hơn vốn đã tồn tại nơi thực tế có thể được hình dung ra. Nhưng không thể tồn tại trong thực tế một hữu thể lớn hơn so với thực tại lớn nhất vốn có thể hình dung ra được. Cho nên, hữu thể có thể hình dung ra được là hữu thể lớn nhất.

Trong dòng tư tưởng ấy, hữu thể lớn nhất này hẳn có nơi mọi sự và có mọi thuộc tính vốn tốt để có hơn là không có: sống động, khôn ngoan, sức mạnh, chân thực, hợp lẽ, hạnh phúc, không thể đổi thay, không thể lý, vĩnh cửu, tốt đẹp, hài hòa, ngọt ngào, vv. Đây là điểm then chốt của lập luận hữu thể học, tức là vì có thì tốt hơn là không có, vậy Thiên Chúa sẽ có hiện hữu, hay có thể nói, Ngài sẽ tồn tại.

Thánh Anselm tiếp tục tuyên bố rằng, Thiên Chúa, như là hữu thể lớn nhất có thể được hình dung ra, là đơn nhất. Mọi sự mà tồn tại thì tốt hơn trong mức độ nó giống với Đấng tạo hóa của tất cả mọi sự hơn: tức là, Thiên Chúa. Mọi hữu thể được tạo dựng, vốn được tạo dựng bởi Thiên Chúa, có được sự hiện hữu và hạnh phúc là nhờ Thiên Chúa. Nhưng Thiên Chúa độc lập và không có những nghĩa vụ đối với những thụ tạo của Ngài.

Thánh Aselm đã phải đối diện với những chống đối về lập luận hữu thể học của ngài phải không?

Đúng vậy. Những hình thức khác trong lập luận của thánh Anselm nổi lên trong lịch sử triết học sau khi ngài mất cũng gặp những chống đối khác như vậy. Nó vẫn là một chủ đề tranh luận trong một số nhóm vào lúc ấy. Thánh Anselm đã chứng minh lập luận của mình như điều gì đó chỉ một người khờ dại mới không tin vào Thiên Chúa, để phải đồng ý với nhận định này. Cùng thời với ngài có một đan sĩ gọi là “Gaunilon”, ở trong vị trí của người khờ dại ấy.

Gaunilon nói rằng, thật không thể nào nhận thức hay hình dung được rằng, “một hữu thể lớn hơn không thể nào được nhận thức.” Sự đáp trả của thánh Anselm là khi những lời “một hữu thể lớn hơn không thể nào được nhận thức” được hiểu, thì họ (kẻ khờ dại) đã nhận thức về hay hình dung ra hữu thể ấy rồi. Bởi vì hữu thể này quá vĩ đại và tồn tại hay hiện hữu thì tốt hơn là không hiện hữu hay không tồn tại, nên hữu thể ấy tồn tại.

                                                            Chuyển ngữ: Nhóm Majorica, Học viện Dòng Tên

Nguồn: Naomi Zack, Ph.D., The Handy Philosophy Answer Book, (Visible Ink Press, 2010), 61-62.

Nguồn tin: sjjs.edu.vn