Suy Niệm Chúa Nhật XXV Thường Niên B - Lý Tưởng Phục Vụ

Fri,20/09/2024
Lượt xem: 561

 

 Lý tưởng phục vụ

Kn 2,12.17-20; Gc 3,16-4,3; Mc 9,30-37


Một hành vi nhân linh có thể được thúc đẩy bởi nhiều động lực khác nhau. Cũng thế, việc đi theo Chúa Giêsu cũng được thúc đẩy bởi những động lực khác nhau, có khi có những động lực ngay lành, thánh thiện, nhưng có khi cũng hàm chứa những động lực rất trần tục. Đó là điều được phản ánh trong các bài đọc Lời Chúa hôm nay.

1. Tinh thần thế gian

Thánh Máccô cho chúng ta biết trong khi Chúa Giêsu loan báo lần thứ hai v việc Người s b bt, b giết chết và ngày th ba Người s sng li, thì các môn đệ ch nghĩ đến quyn li, địa vị mình và cãi nhau xem ai là người lớn nhất trong Nước Chúa (x. Mc 9,30-34).

Rõ ràng các môn đệ đã theo Chúa nhưng vẫn còn mang trong mình những “giấc mơ trái mùa,” các ông ước mơ sẽ được thăng quan tiến chức, có chức vụ và quyn lc theo kiểu trần thế trong Nước Chúa. Quả thật, các ông theo Chúa nhưng vẫn còn hành xử theo tinh thần thế gian, chưa đi vào đường lối của Chúa, đó là đường tiến v Giêrusalem, đường thp giá, đường hiến thân phục vụ; các ông vẫn chưa th hiu hay đúng hơn là không mun hiu điu Chúa đang loan báo.

Về điểm này, Lời Chúa hôm nay giúp chúng ta nhìn lại bản thân. Cũng như các môn đệ xưa, chúng ta có th bị cám d coi vic bước theo Chúa chỉ là để thăng tiến bản thân vi nhng động lc bên trong rt trn tục. Chúa Giêsu mi gọi chúng ta thanh lọc động lc theo Chúa để có th bước đi và phụng sự Chúa với ý hướng ngay lành và động lc trong sáng.

Cũng như các môn đệ xưa, tinh thn thế gian có th xâm nhp vào trong chúng ta, nên nhiu lúc chúng ta giảm thiu các chc v trong Giáo Hi như là mt th địa vị, chc tước, hay mt dạng nghề nghip để xây dng s nghip riêng hơn là để phc v tha nhân. Vì thế, trong cộng đoàn đã xảy ra những chuyện ganh tỵ, thủ đoạn, chiến tranh và hạ bệ lẫn nhau. Đó là điều mà thánh Giacôbê nói rất chí lý ở bài đọc II:

“Ở đâu có ghen tương và tranh chấp, ở đấy có xáo trộn và đủ mọi thứ việc xấu xa… Anh em ganh ghét cũng chẳng được gì, nên anh em xung đột với nhau, gây chiến với nhau” (Gc 3,16.4,2).

Chúng ta được mời gọi chống lại tinh thần thế gian. Vì nó sẽ làm cho cộng đoàn tan nát.

Cũng như các môn đệ xưa, chúng ta có th bước theo Chúa nhưng lại không muốn đi vào đường li của Chúa, thích giữ một nn linh đạo thoải mái, không có hy sinh và khổ luyện, thích một Chúa Kitô không có thp giá.

2. Tinh thần Chúa Giêsu

Nhân dịp này, Chúa Giêsu mi gọi các môn đệ và cả chúng ta bước vào con đường mi, con đường hiến thân phục vụ. Người nói:

“Ai muốn làm người đứng đầu, thì phải làm người rốt hết và làm người phục vụ mọi người” (Mc 9,35).

Thật vậy, câu nói này tóm tt đạo lý của Chúa Giêsu v lý tưởng phục vụ. Theo Chúa không phải để tìm kiếm địa vị, chức tước hay để xây dng s nghip riêng, nhưng là để tr thành người loan báo Tin Mừng và phục vụ Giáo Hội. Người làm ln phải trở thành người tôi t phục vụ người khác. Trong Giáo Hội, các chức vụ và địa vị chỉ là phương tiện để phục vụ, để xây dựng Nhiệm Thể Chúa Kitô, chứ không phải là mục đích, hay để thống trị và bt người khác phục vụ mình. Như thế, Đức Giêsu đã khai m mt con đường lãnh đạo mi bng s khiêm hạ và phục vụ mà sau này Robert Greenleaf gọi đó là “servent leadership – lối lãnh đạo phục vụ.”

Nếu trong một quốc gia, những người lãnh đạo là những người phục vụ người dân thì đất nước đó sẽ phát triển và sẽ tiến nhanh, tiến mạnh. Trong một xã hội, nếu mọi người biết phục vụ nhau, thì xã hội đó sẽ bình an và thịnh vượng. Trong một cộng đoàn, ai cũng có tinh thần phục vụ, thì cộng đoàn đó sẽ sống động và đầy niềm vui. Cũng thế trong một gia đình, vợ chồng, con cái biết phục vụ lẫn nhau, thì gia đình đó sẽ rất tràn đầy niềm vui và hạnh phúc.

3. Tinh thần Giáo Hội

Giáo Hội chọn lý tưởng phục vụ do Chúa Giêsu đề ra làm con đường phải đi. Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II quả quyết rằng: “Con người là con đường của Giáo Hội.” Điều này có nghĩa là Giáo Hội được thiết lập là để phục vụ con người. Vì con người là trung tâm điểm của sứ mạng Giáo Hội. Giáo Hội được mời gọi bước theo mẫu gương phục vụ của Chúa Kitô. Bởi lẽ, chính Người là mẫu gương tuyt hảo v lý tưởng phục vụ: Người là Thiên Chúa nhưng đã trút bỏ vinh quang, mặc ly thân nô l, tr nên người phàm hèn và bằng lòng chịu chết, chết trên thp giá để cứu độ chúng ta (x. Pl 2,6-8). Người đến để phục vụ như Người đã nói:

“Con người đến không phi để được phc v mà đến để phc v và hiến dâng mng sng làm giá chuc nhiu người (Mt 20,28).

Như thế, Đức Giêsu hôm nay mi gọi chúng ta bước vào con đường của Chúa, đó là con đường khiêm hạ, hy sinh và phục vụ người khác. Đây là con đường giúp chúng ta tr thành môn đđích thc của Chúa Kitô và cũng là con đường giúp chúng ta tìm lại hạnh phúc cho bản thân. Đó cũng là điều mà đại thi hào Tagor nói đến trong bài thơ phục vụ:

“Khi tôi ngủ, tôi mơ thấy niềm vui,
Khi tôi thức, tôi thấy đời phục vụ,
Khi tôi phục vụ, tôi gặp được niềm vui.”

Lạy Chúa, xin giúp chúng con biết đi vào con đường của Chúa, đó là con đường yêu thương và phục vụ. Vì chỉ con đường đó dẫn chúng con tới niềm vui, bình an và hoan lạc trong tâm hồn. Amen!

 Lm. Phêrô Nguyễn Văn Hương

               PGĐ. Đại Chủng Viện Thánh Phanxicô Xaviê

Nguồn tin:
Tags :