Ánh sáng đức tin

Sat,23/10/2021
Lượt xem: 1425

 CHÚA NHẬT 30 THƯỜNG NIÊN B

(Gr 31,7-9; Hr 5,1-6; Mc 10,46-52)

Chúng tôi không thể không nói về những điều chúng tôi đã thấy và đã nghe” (Cv 4:20) là chủ đề mà Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi toàn thể Hội thánh suy tư và sống sứ mạng làm nên sự tồn hữu của Giáo hội Chúa Kitô – thông truyền kinh nghiệm về Thiên Chúa trong Đức Giêsu Kitô. Đó là kinh nghiệm – Kerygma mà các tông đồ loan báo và thánh Gioan xác tín: “Điều vẫn có ngay từ lúc khởi đầu, điều chúng tôi đã nghe, điều chúng tôi đã thấy tận mắt, điều chúng tôi đã chiêm ngưỡng,và tay chúng tôi đã chạm đến,đó là Lời sự sống. Quả vậy, sự sống đã được tỏ bày, chúng tôi đã thấy và làm chứng, chúng tôi loan báo cho anh em sự sống đời đời: sự sống ấy vẫn hướng về Chúa Cha và nay đã được tỏ bày cho chúng tôi” (1Ga 1,1-2).

Truyền giáo là việc thông truyền đức tin kitô giáo, đem lại ánh sáng, ý nghĩa giải phóng cho người khác. Đó là việc dẫn đưa con người, nhất những người ở ngoài vùng ngoại vi của cuộc sống đi vào trong ánh sáng đích thực: ánh sáng về Thiên Chúa, về tha nhân và về chính mình. Ánh sáng Tin mừng đem lại sự giải phóng, ý nghĩa sống còn cho con người. Phụng vụ Lời Chúa hôm nay đưa chúng ta tới niềm hy vọng giải phóng được khai mở bởi Thiên Chúa, trong Đức Giêsu Kitô, Vị Thượng Tế được Chúa Cha tấn phong. Đó là niềm vui được chiêm ngưỡng ánh vinh quang Thiên Chúa, niềm vui đức tin qua câu chuyện chữa lành anh mù Batime ở Giêrico.

1. Viễn tưởng đầy hy vọng cho số sót của Israel

Bài đọc  thứ nhất Gr 31,7-9, diễn tả dân Chúa trong cảnh tha hương tại Babylon, thời kỳ đen tối nhất của dân tộc Do thái, và Giêrêmia, ngôn sứ của Chúa, vẫn tin tưởng vào Dấng cứu độ của Israel, ông loan báo cho dân biết Thiên Chúa sẽ giải phóng dân người, rằng: Thiên Chúa sẽ đưa dân Người hồi hương; Giêrêmia hát lên bài ca hy vọng; họ ra đi trong nước mắt sẽ hân hoan trở về quê cha đất tổ, dưới bàn tay phụ tử của Thiên Chúa: “Ta sẽ dẫn dắt chúng từ đất bắc trở về, sẽ tụ họp chúng lại từ bờ cõi trái đất, trong bọn chúng sẽ có kẻ đùi mù, què quặt…” (c.8). Đó là việc Thiên Chúa sẽ qui tập một dân từ số sót Israel, những người mong đợi niềm hy vọng Mesia, những Anwim của Đức Chúa.

Niềm hy vọng giải thoát đến từ Thiên Chúa cứu độ, Đấng an ủi dân riêng, mở mắt cho người mù, cho người điếc được nghe, miệng lưỡi người cấm reo hò, kẻ què được nhảy nhót như nai (x. Is 34,5-6). Niềm vui hân hoan mà vịnh gia 125 đã đặt lên môi miệng của đoàn dân trong cảnh hồi hương. Bài ca ngợi lòng nhân hậu của Thiên Chúa, “Đấng đã đối xử đại lượng với dân Người, nên lòng họ mừng rỡ hân hoan” (c.3).

Truyền giáo không phải là việc truyền thanh một sứ điệp với những ngôn từ chải chuốt hay với những hiệu những của thời đại kỹ nghệ mà là THÔNG TRUYỀN NIỀM HY VỌNG CỨU ĐỘ ĐẾN TỪ THIÊN CHÚA. Niềm hy vọng được thực hiện với sự hiện điện của một CON NGƯỜI – ĐỨC GIÊSU KITÔ.

2. Niềm hy vọng vươn lên bên lề đường cuộc nhân sinh

Lời tiên báo giải phóng của Giêrêmia đã được ứng nghiệm khi dân Chúa hồi hương năm 539 Tcn. Tuy nhiên, thực tại mà lời tiên báo ấy thực sự nhắm tới được bày tỏ cách viên mãn nơi Đức Giêsu Kitô, và hôm nay cụ thể qua việc mở mắt cho người mù Giêrico.

Câu chuyện chữa lành bên vệ đường hôm nay cho ta thấy một nghịch lý: nghịch lý giữa đám đông đang chen lấn đi theo Đức Giêsu, nhưng lại mù tối về Người: họ không biết Người và cũng không muốn cho người khác tới gần Người; họ quát nạt anh mù “im đi” khi anh kêu lên Danh xưng Messia. Trái lại, kẻ hành khất mù lòa, vô danh tiêu tốt bên vệ đường nhân sinh, lại xuất hiện với vẻ độc đáo: anh được nhắc tới tên Batime; không chỉ tên anh mà còn cả tên cha anh nữa. Không thấy Đức Giêsu bằng đôi mắt thế lý, và không thể bước theo Người với đôi chân của mình, những anh nhận ra Người là Tôn Sư, Đấng Chữa lành. Bên vệ đường hành khất, anh ngồi đó, nhưng lòng anh chuyển động, chuyển động để nghe tiếng đời, tiếng thì thầm về cuộc nhân sinh, và nhất là nghe về chuyện tình Giêsu. Nói được rằng dù đôi mắt mù lòa, nhưng lòng anh bừng sáng, tim anh nghe được tiếng gọi yêu thương của Thiên Chúa. Dù bị cản trở bởi khiếm khuyết thế chất và cả sự phản đối của đám đông, anh vẫn có thể thốt âm vang từ khát vọng thẳm sâu nhân tâm lên Đấng cứu độ - xót thương: “Lạy Con Vua Đavit, xin thương xót tôi”. Đó là tiếng kêu, là khả thể mà nhiều người xung quanh đã bị chôn vui và không thể thốt lên lời tuyên xưng Thiên Chúa cứu độ.

Chính trong khổ lụy nhân sinh, chính trong sự mù lòa của cuộc sống, khi chúng ta chỉ biết tựa nương vào lòng thương xót, chúng ta sẽ nghe được tiếng yêu Thương của Thiên Chúa đang đến bên ta, để ôm ấp, để chữa lành ta. Kìa Người đang gọi ta. Chúng ta chỉ có thể thực hiện sứ mạng căn bản của mình trong Giáo hội khi chúng ta có kinh nghiệm về Thiên Chúa và kinh nghiệm về con người. Đức tin vào Chúa Giêsu cho chúng ta kinh nghiệm căn bản và sống còn này.

Đức tin, cánh cửa dẫn tới của ánh sáng đích thực

Mù lòa là sự khốn cùng của con người. Hinh ảnh anh mù Giêrico vừa nói lên hiện trạng mù lòa thể lý, nhưng quan trọng hơn là sự mù tối tâm linh, thảm trạng của con người mọi thời, nhất là trong xã hội hôm nay. Sự mù lòa này chỉ có thể được chữa lành nhờ đức tin dẫn đường tới gặp gỡ Đức Giêsu, ánh sáng thật (x. Ga 1,5; 8.13), Đấng làm sáng tỏ mầu nhiệm con người (x. GS 22).

Trong câu chuyên hôm nay, chính Đức tin đã đưa Batime vươn ra khỏi sự trì trệ của kẻ ngồi lê bên vệ đường để nại tới lòng xót thương của những kẻ đi đườngChính đức tin đã giúp anh băng mình ta khỏi tình trạng mù lòa bên vệ đường hành khất để tới với Đức Giêsu.

Điều trọng yếu và mang tính quyết định trong cuộc gặp gỡ này là tiếng gọi yêu thương của Con Thiên Chúa, Đấng thâu suốt mọi khát vọng của con người, Đấng khởi dậy nơi con người, nhất là người đau khổ, bất hạnh niềm vui ơn cứu độ - sự giải phóng. Chúng ta hãy hình dung hình ảnh Batime “liệng áo choàng, đứng dậy, đến với Đức Giêsu”. Hình ảnh này nói lên tất cả. Đức Giêsu gọi, anh đứng dậy, một sự chỗi dậy hoàn toàn, không cần sự trợ giúp của chiếc gẫy hay người khác. Anh chỗi dậy nhờ tiếng gọi của Đấng tác thành, một sự trỗi dậy mạnh mẽ giám vứt bỏ chiếc áo choàng, vứt bỏ quá khá đau thương, vứt bỏ tấm áo che chỡ, ủ ấp, và mà mái nhà của cuộc sống cũ để tiến bước trong ánh sáng của ngày cứu độ.

 “Con hãy đi, lòng tin của con đã cứu con”. Đức tin chữa lành, và “đức tin bảo đảm cho những gì chúng ta hy vọng, là bằng chứng những điều ta không thấy” (Dt 1,1). Nói khác đi, chính việc gặp gỡ Đức Giêsu, Đấng là “khởi điểm và sự kiện toàn của đức tin” (Dt đem lại chữa lành, biến đổi cuộc đời,

Marcô muốn nói Bartimê là con người đại diện của con người mọi thời, đang mù lòa trên con đường cứu độ mà Thiên Chúa đang điNhân loại chúng ta cũng đang dẫn bước trong mù lòa về Thiên Chúa và về cùng đích của mình. Người ta đang dẫn trong bóng tối của thế tục, cần tới áng sáng cứu độ từ Thiên Chúa khai mở nhân tâm nhân loại hôm nay, nhất là trong bối cảnh thế giới đang phủ đen bởi những áng mây mù của nền kinh tế loại trừ, giết người, chủ việc tôn phong chủ nghĩa cá nhân, của dịch bệnh…

Đức Phanxicô nhắn nhủ chúng ta trong Ngày Thế Giới Truyền Giáo năm nay 2021: “Chúng tôi không thể không nói về những gì chúng tôi đã thấy và đã nghe” (Cv 4:20). Đó là lời kêu gọi mỗi người chúng ta “sở hữu” và đem đến cho người khác những gì chúng ta mang trong tim mình. Chúa Kitô – niềm hy vọng sống của chúng ta.  Sứ mạng này đã luôn luôn là dấu chứng nhận của Hội Thánh, vì “Hội Thánh hiện hữu là để loan báo Tin Mừng” (Đức Phaolô VI, Evangelii Nuntiandi, 14). Đời sống đức tin của chúng ta yếu đi, mất sức mạnh tiên tri và khả năng đánh thức sự ngạc nhiên và lòng biết ơn, khi chúng ta trở nên cô lập và rút vào thành những nhóm nhỏ. Tự bản chất của nó, đời sống đức tin kêu gọi một sự mở rộng ngày càng nhiều hơn để bao gồm mọi người, mọi nơi. Các Kitô hữu đầu tiên, thay vì chiều theo cám dỗ trở thành một nhóm tinh hoa, họ được Chúa soi sáng và được Người đề nghị một cuộc sống mới là ra đi để đến với các dân tộc và làm chứng về những gì họ đã thấy và đã nghe: tin mừng rằng Nước Thiên Chúa đã ở gần. Họ đã làm như thế với lòng quảng đại, biết ơn và tính cách cao thượng tiêu biểu của những người gieo giống luôn biết rằng những người khác sẽ vui hưởng hoa trái của các cố gắng và hy sinh của họ. Tôi thích nghĩ rằng “ngay cả những người yếu đuối nhất, giới hạn nhất và gặp rắc tối nhất cũng có thể là những người truyền giáo theo cách riêng của họ, vì sự tốt lành có thể được chia sẻ, cả khi nó đi kèm với nhiều giới hạn” Đức Phanxicô, Christus Vivit, 239).

“Ôi lạy Chúa, mở cho con đôi mắt,

Thấy tình yêu Chúa kì diệu khắp nơi.

Con mù lòa bên vệ đường hành khất,

Xin chữa con để nhìn thấy mặt Ngài”

 

Lm. Hoa Thập Tự

Nguồn tin:
Tags :