Nỗ Lực, Niềm Vui Và Sứ Vụ (Suy Niệm Chúa Nhật III Phục Sinh C)

Wed,30/04/2025
Lượt xem: 645

  

Nỗ Lực, Niềm Vui Và Sứ Vụ 

(Cv 5,27b-32. 40b-41; Tv 29; Kh5,11-14; Ga 21,1-19)

Câu chuyện Tin mừng về mẻ cá lạ hôm nay giống với câu chuyện Chúa Giêsu chọn gọi 4 môn đệ đầu tiên mà Luca trình thuật (x. Lc 5,1-11). Tuy nhiên, thánhGioan đặt nó trong bối cảnh khác, bối cảnh Phục sinh, để làm nổi bt sứ vụ của Tông đcả Phêrô sau việc ông chối Chúa, trong đó, chúng ta thấy: nỗ lực, niềm vui & sứ vụ

1. N lực vươn ra khỏi vực sâu thất vọng, khép kín

Biến cố thập giá đã làm cho các môn đệ Chúa bị phân tán, rơi vào tình trạng co cụm, sợ hãi và cả thất vọng, và các ông trở lại nghề đánh cá như trước kia. Trở về với nghề cũ, và n lực của các ông không mang lại kết quả gì như là biểu trưng cho sự chán nản, nghèo nàn khi vắng bóng Chúa. Tuy nhiên, trong biến cố này, chúng ta thấy n lực vươn lên của các môn đệ Chúa với lời khởi xướng của vị Tông đồ trưởng Simon Phêrô: “Tôi đi đánh cá đây. Lời mời gọi này của ông đã tạo động lực cho đồng bạn: Chúng tôi cùng đi với anh” (c.3). Dù n lực của họ không mang lại kết quả nhưng là căn bản để có được niềm vui sung mãn vào lúc ánh bình minh tỏ rạng. Đó là việc bước ra khỏi chính mình, khỏi tình trạng tù túng, sợ hãi để vươn tới bình minh của Đấng phục sinh.

2. Niềm vui đong đầy với sự hiện diện của Chúa

Cũng như bao lần Chúa hiện ra sau phục sinh, các môn đệ không nhận ra Người, và lần này cũng vậy. Họ không nhận ra vì với biến cố Phục sinh, Đức Kitô được biến đổi hoàn toàn, nhưng có lẽ do mắt họ đang bị che phủ bởi bóng đen thập giá; bị bủa vây bởi nỗi sợ hãi, chậm tin. Tuy nhiên, như Tin mừng viết: “Khi trời đã sáng”, Đấng Phục Sinh đến với họ và mời gọi những ngư phụ thực hiện việc thả lưới, công việc mà họ đã vất vả suốt đêm nhưng trắng tay, họ đã làm theo và mang lại kết quả sung mãn, thành quả của buổi bình minh Phục sinh, của việc có Chúa và làm theo ý Người.

Chính dấu lạ mẻ cá lớn, đã mở mắt môn đệ được Chúa thương mến để ông nhận ra Người. Nói cách khác, chính tình yêu, sự nhạy bén đã làm cho người môn đệ được Chúa yêu nhn ra Thầy mình qua dấu chỉ mẻ cá, và ông trở thành cầu nối giữa Phêrô và Đấng Phục sinh (x. Ga 13,23; 18,16; 20,3): “Chính Chúa đó”. Lời giới thiệu này đã làm cho Phêrô tỏ bày khí chất hăng hái của Tông đồ cả. Ông tách khỏi nhóm bạn chài để tới với Thầy của mình.

Mẻ cá lớn 153 con, theo thánh Gierome, thể hiện sự sung mãn mà danh mục Hi lap ghi nhận có 153 loài cá. Đó là hình ảnh tiên báo về sứ vụ của Phêrô và của Giáo hội trong việc quy phục muôn dân nước. Và với bữa ăn sau khi hoàn tất việc thả lưới, với cá và bánh đã được chuẩn bị sẵn, nói lên niềm vui hoan tiệc Thánh Thể, trong đó việc việc trao ban bánh cho thấy dấu chỉ của cử hành này. Thánh Augustinô nói rằng: “Cá nướng chính là Chúa đã chịu đau khổ, đồng thời Người là bánh từ trời.”

Cuộc gặp gỡ với Đức Kitô phục sinh đã biến đổi con người của các môn đệ hoàn toàn: từ những con người sợ hãi, nhát đảm, khép kín nay trở thành những chứng nhân kiên cường “đặt việc vâng lời Thiên Chúa hơn là vâng lời người ta”, chân nhận chân tính của mình:Những nhân chứng của biến cố thương khó và phục sinh của Chúa Giêsu Kitô cùng với Thánh Thần”, và “hạnh diễn vì được thông phần đau khổ vì danh Chúa Giêsu”.

Chính sự hiện diện của Chúa Phục Sinh đem lại cho họ niềm vui sung mãn. Và sau sự kiên này, Người trao ban s vụ mục tử cho Tông đồ cả Phêrô.

3. Tình yêu chính là sứ vụ

Sau cuộc gặp gỡ thân mật tình Thầy trò bên biển hồ Tiberia, Chúa Giêsu trao sứ vụ mục tử Hội thánh cho Simon Phêrô. Niềm vui phục sinh đòi hỏi sự trao ban, bao hàm sứ vụ. Chúa Giêsu hỏi Phêrô ba lần: “Này Simon, con ông Gioan, anh có yêu mến Thầy không? Điều này có thể làm cho Phêrô nghĩ về lời cam kết trung thành và sự chối bỏ Thầy ba lần của ông (x. Ga 13,38,18,17.25.27), và Chúa Giêsu có thể nhắm tới điều này. Tuy nhiên, ý nghĩa của những câu hỏi này vượt trên điều chúng ta nghĩ tưởng:

- Chúa Giêsu không quan tâm về quá khứ của Phêrô, Người đã quên điều đó, chỉ có tương lai, sứ vụ trước mắt đang đón đợi môn đệ;

-  Ba lần đặt câu hỏi và ba lần đáp lại cách công khai, Đức Giêsu đáp lại bằng ba lần trao ban sứ vụ mục tử. Đó là sự cam kết trung thành với sứ mạng;

-  Sứ vụ được thực thi bởi tình yêu đó là điều mà Đức Giêsu đòi hỏi người vị Tông đồ trưởng và toàn thể Hội thánh. Phục vụ, chăm sóc trong yêu thương theo gương mẫu của Đấng đã đến để phục vụ và hiến mạng sống làm giá chuộc muôn người (Ga 15,13; Mc 10,45).

Tình yêu chính là sứ vụ của những mục tử trong Mục tử duy nhất, Mục tử hiến mạng vì đoàn chiên. Ba lần Chúa Giêsu hỏi Phêrô về “tình yêu”. Hai lần đầu Người hỏi một “tình yêu hiến trao trọn vẹn - agape”: “ἀγαπᾷς” (cc. 15.16), và cả ba lần Phêrô đáp lại: “thương” – “φιλῶ” (cc. 15.16.17). Chúa Giêsu đòi hỏi người mục tử một tình yêu trọn vẹn, Phêrô nói lên chân thực của tình mến mà ông có. Lần thứ ba, Chúa hỏi Phêrô bằng chính tình yêu của ông. Chúa chấp nhận thực tại con người, tình yêu của ông: “φιλεῖς με” (c.17). Chúa chấp nhận tình yêu mà Phêrô đang có và ông sẽ đạt tới mức “agpae - ἀγαπᾷς με” – yêu Thầy, nên giống thầy, đạt tới mức tình hiến như thầy khi ông chết vì Thầy.

Chúng ta cần những cú hích, những khởi điểm để đi ra khỏi chính mình. Nỗ lực của chúng ta sẽ dẫn chúng ta gặp Chúa, Đấng đang đợi chúng ta, trao ban chúng ta niềm vui sung mãn, niềm vui người môn đệ.

Tình yêu chính là sứ vụ. Nói khác, sứ vụ được thực thi bởi tình yêu - bởi đức ái môn đệ. Chỉ có tình yêu mới giúp chúng ta sống ơn gọi và thực thi tác vụ của mình cách chân thực. Tình yêu làm cho sứ vụ triển nở, nhập thể tình hiến của Chúa cho người khác và giúp chúng ta mỗi ngày nên giống Chúa “hiến mạng vì người mình yêu”!

Lm. Hoa Thập Tự

 

Nguồn tin:
Tags :